Phật pháp ứng dụng Những cuộn sóng lớn

Buổi đầu của thời Minh Trị, có một đô vật sĩ tên là O-nami (Ðại Ba). O-nami mạnh vô song và rất am tường nghệ thuật đô vật. Trong những cuộc đấu riêng trong nội viện, y còn hạ luôn cả sư phụ nữa, nhưng trước công chúng thì y lại nhút nhát đến nỗi môn đệ của y lại đánh ngã được y.


O-nami thấy cần phải tìm một vị thiền sư nhờ giúp đở. Vừa lúc, có một vị sư du hành tên là Hakuju đang dừng chân ở một ngồi chùa nhỏ gần đó, O-nami tìm đến ngay và trình bày nỗi khổ tâm. "Ðại Ba là tên của ngươi," vị thiền sư trầm ngâm, "vậy thì hãy ở lại trong chùa tối ay. Hãy tưởng tượng rằng ngươi là những cuộn sóng lớn. Ngươi không còn là đô vật sĩ nhút nhát nữa. Ngươi là những đợt sóng thần cuốn phăng tất cả. Cứ làm như thế thì ngươi sẽ trở thành đô vật sĩ vĩ đại toàn quốc.


Thiền sư lui nghỉ. O-nami tỉnh tọa cố tưởng tượng mình là những ngọn sóng. Y nghĩ ngợi lung tung. Rồi dần dần y có cảm giác của những làn sóng. Ðêm dần qua thì ngọn sóng càng lớn. Chúng cuốn phăng cả bông hoa trong các bình cúng. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị chìm. Trước bình minh thì chẳng còn thấy chùa đâu mà chỉ là một đại dương bao la.


Ðến sáng, thiền sư thấy O-nami còn đang trầm tư mặc tưởng, môi nở nụ cười.


Ngài vỗ vai đô vật sĩ. "Bây giờ không còn gì đáng ngại nữa," ngài bảo. "Ngươi là những cuộn sóng ấy. Ngươi sẽ cuốn phăng mọi vật trước mắt."


Ngày hôm ấy, O-nami thắng trận thi đấu một cách d dàng. Về sau không còn ai trên nước Nhật có thể hạ y được nữa.


Xem thêm:

Những cuộn sóng lớn

Phật pháp ứng dụng Những cuộn sóng lớn

Buổi đầu của thời Minh Trị, có một đô vật sĩ tên là O-nami (Ðại Ba). O-nami mạnh vô song và rất am tường nghệ thuật đô vật. Trong những cuộc đấu riêng trong nội viện, y còn hạ luôn cả sư phụ nữa, nhưng trước công chúng thì y lại nhút nhát đến nỗi môn đệ của y lại đánh ngã được y.


O-nami thấy cần phải tìm một vị thiền sư nhờ giúp đở. Vừa lúc, có một vị sư du hành tên là Hakuju đang dừng chân ở một ngồi chùa nhỏ gần đó, O-nami tìm đến ngay và trình bày nỗi khổ tâm. "Ðại Ba là tên của ngươi," vị thiền sư trầm ngâm, "vậy thì hãy ở lại trong chùa tối ay. Hãy tưởng tượng rằng ngươi là những cuộn sóng lớn. Ngươi không còn là đô vật sĩ nhút nhát nữa. Ngươi là những đợt sóng thần cuốn phăng tất cả. Cứ làm như thế thì ngươi sẽ trở thành đô vật sĩ vĩ đại toàn quốc.


Thiền sư lui nghỉ. O-nami tỉnh tọa cố tưởng tượng mình là những ngọn sóng. Y nghĩ ngợi lung tung. Rồi dần dần y có cảm giác của những làn sóng. Ðêm dần qua thì ngọn sóng càng lớn. Chúng cuốn phăng cả bông hoa trong các bình cúng. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị chìm. Trước bình minh thì chẳng còn thấy chùa đâu mà chỉ là một đại dương bao la.


Ðến sáng, thiền sư thấy O-nami còn đang trầm tư mặc tưởng, môi nở nụ cười.


Ngài vỗ vai đô vật sĩ. "Bây giờ không còn gì đáng ngại nữa," ngài bảo. "Ngươi là những cuộn sóng ấy. Ngươi sẽ cuốn phăng mọi vật trước mắt."


Ngày hôm ấy, O-nami thắng trận thi đấu một cách d dàng. Về sau không còn ai trên nước Nhật có thể hạ y được nữa.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Trà sư và kẻ thích khách

Taiko, một tướng quân sống ở Nhật trước thời Tokugawa, học môn Cha-no-yu, trà đạo, với Sen no Rikyu, một vị thầy về biểu hiện vẽ đẹp của tĩnh lặng và tự tại.


Viên phó tướng của Taiko tên là Kato lại cho rằng sự đam mê về trà đạo của cấp trên làm sao lãng việc nước, nên y quyết đi giết Sen no Rikyu. Y dàn xếp như là một cuộc thăm viếng xã giao và được mời đến dùng trà.


Trà sư, rất tinh ý cho nên mới nhìn qua đã biết được ý định của viên võ tướng.


Ngài yêu cầu Kato gởi kiếm ở bên ngoài trước khi vào phòng lễ, giải thích rằng Cha-noyu là biểu tượng cho an lạc.


Kato chẳng nghe lời. "Ta là võ tướng," y bảo. "Gươm luôn luôn ở cạnh ta. Cha-noyu hay không Cha-no-yu, ta vẫn phải mang gươm."
"Vậy thì, hãy cứ mang gươm của ngài vào dùng trà," Sen no Rikyu thỏa thuận.


Ấm đang sôi trên lò than. Chợt Sen no Rikyu làm nó ngả. Hơi nóng réo lên cùng với khói và tro bao trùm khắp phòng. Viên võ tướng giật mình chạy ra ngòai. Trà sư xin lỗi. "Do tôi vụng về. Xin trở vào dùng trà. Gươm của ngài lỡ bị tro phủ và tôi sẽ cho lau chùi sạch sẽ trước khi giao lại cho ngài."


Trong tình huống như vậy viên võ tướng hiểu rằng y không thể giết được trà sư, nên bõ hẳn ý định.


Xem thêm:

Trà sư và kẻ thích khách

Phật pháp ứng dụng Trà sư và kẻ thích khách

Taiko, một tướng quân sống ở Nhật trước thời Tokugawa, học môn Cha-no-yu, trà đạo, với Sen no Rikyu, một vị thầy về biểu hiện vẽ đẹp của tĩnh lặng và tự tại.


Viên phó tướng của Taiko tên là Kato lại cho rằng sự đam mê về trà đạo của cấp trên làm sao lãng việc nước, nên y quyết đi giết Sen no Rikyu. Y dàn xếp như là một cuộc thăm viếng xã giao và được mời đến dùng trà.


Trà sư, rất tinh ý cho nên mới nhìn qua đã biết được ý định của viên võ tướng.


Ngài yêu cầu Kato gởi kiếm ở bên ngoài trước khi vào phòng lễ, giải thích rằng Cha-noyu là biểu tượng cho an lạc.


Kato chẳng nghe lời. "Ta là võ tướng," y bảo. "Gươm luôn luôn ở cạnh ta. Cha-noyu hay không Cha-no-yu, ta vẫn phải mang gươm."
"Vậy thì, hãy cứ mang gươm của ngài vào dùng trà," Sen no Rikyu thỏa thuận.


Ấm đang sôi trên lò than. Chợt Sen no Rikyu làm nó ngả. Hơi nóng réo lên cùng với khói và tro bao trùm khắp phòng. Viên võ tướng giật mình chạy ra ngòai. Trà sư xin lỗi. "Do tôi vụng về. Xin trở vào dùng trà. Gươm của ngài lỡ bị tro phủ và tôi sẽ cho lau chùi sạch sẽ trước khi giao lại cho ngài."


Trong tình huống như vậy viên võ tướng hiểu rằng y không thể giết được trà sư, nên bõ hẳn ý định.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Huệ-Khả

Sư họ Cơ quê ở Võ-Lao, giòng tôn thất nhà Chu, cha mẹ Sư lớn tuổi không con, lắm phen đến chùa cầu con, sau mẹ có thai sinh ra Sư. Khi Sư lọt lòng mẹ, có hào quang lạ chiếu sáng trong nhà, nên đặt tên Sư là Quang.

Thuở bé, Sư học hết sách đời, rất thông Lão-Trang. Năm ba mươi tuổi, Sư tự cảm than: < Lão, Dịch là sách thế gian chẳng tột được đại lý >. Sư bắt đầu xem kinh Phật. Sư viễn du tìm thầy học đạo, đến Lạc-Dương lên núi Hương-Sơn chùa Long-Môn gặp thiền sư Bảo -Tịnh bèn xin xuất gia. Sau đó, Sư đến chùa Vĩnh-Mục thọ giới ở tại Phù-Du Giảng-Tứ. Sư chuyên học Kinh luận, chưa bao lâu thảy được tinh thông. Năm 32 tuổi, Sư trở về Bổn sư nơi Hương-Sơn. Ở đây trọn ngày, Sư ngồi thiền quán trên núi. Trải tám năm như thế, một hôm khi Sư đang thiền định, bỗng có vị thần hiện ra thưa: -Ngài không nên ở đây lâu, muốn được đạo quả hãy đi về phương Nam.

Hôm sau, trên đầu Sư chợt đau như kim châm không thể chịu được. Sư định đi tìm thuốc trị, chợt nghe trong hư không có tiếng nói: < Đây là đổi xương, chẳng phải bệnh thường >. Sư đem việc nầy thuật lại Thiền-sư Bảo-Tịnh. Bảo- Tịnh ngăn không cho trị thuốc. Sáng hôm sau, Bảo-Tịnh xem trên đầu Sư quả thấy đầu xương nổi cao như năm ngọn núi, bảo:

-Lạ thay ! ngươi có tướng tốt này ắt sẽ đắc đạo. Thần lại dạy ngươi sang miền Nam, ta nghe Đại-sĩ Bồ-Đề- Đạt-Ma đến ở chùa Thiếu-Lâm, chắc đó là thầy của ngươi vậy. Nhơn có Thần mách bảo, nên Bổn sư Bảo-Tịnh đổi hiệu Sư là Thần-Quang. Sư tìm đến chùa Thiếu-Lâm yết kiến Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma và được truyền tâm ấn. Sư ở đây cho đến lúc Tổ qui tịch. Sau đó, sư sang Bắc-Tề hoằng truyền chánh pháp. Một hôm, Sư gặp một người cư sĩ trạc 40 tuổi, chẳng nói tên họ, đến đảnh lễ Sư thưa: -Đệ tử mang bệnh ghẻ lở đầy mình, xin thầy từ bi vì đệ tử sám tội. Sư bảo: -Đem tội ra, ta sẽ vì ngươi sám hối. Ông cư sĩ đứng sững giây lâu thưa: -Đệ tử tìm tội không thể được. –Ta đã vì ngươi sám hối rồi. Nhưng, ngươi nên nương tựa Phật Pháp Tăng. -Hiện giờ đệ tử thấy thầy đã biết được Tăng. Chẳng biết thế nào là Phật và Pháp ?

-Tâm ấy là Phật, tâm ấy là Pháp, Phật Pháp không hai, ngươi có biết đó chăng ? –Nay đệ tử mới biết tánh tội không ở trong, ngoài, chặng giữa; như tội, tâm cũng vậy, thật Phật Pháp không hai. Sư nghe nói rất hoan hỷ, cho cạo tóc xuất gia bảo: -Ngươi là vật báu của ta, nên đặt tên Tăng-Xán. Ngày 18 tháng 3 niên hiệu Thiên-Bình năm thứ hai ( 536 T.L ).

Tăng-Xán được thọ giới cụ túc tại Chùa Quang-Phước. Từ đó, bệnh của ông lần lần thuyên giảm. Ông theo hầu thầy được hai năm. Một hôm, Sư Huệ-Khả gọi ông đến bảo: - Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma chẳng ngại xa xôi từ Ấn- Độ sang, đem chánh pháp nhãn tạng truyền cho ta, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát, ngươi khéo giữ gìn chớ để đoạn tuyệt.

Nghe ta nói kệ: Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh.

Dịch: Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh

Đọc bài kệ xong Sư lại tiế p: -Ngươi phải tìm nơi núi sâu ở ẩn, không nên đi giáo hóa sớm, trong nước sẽ có nạn. Tăng-Xán thưa: -Thầy đã biết trước mọi việc, cúi xin từ bi dạy con rành rẽ. –Đây không phải tự ta nói, mà là lời huyền ký của Tổ Bát-Nhã-Đa-La do Tổ Đạt-Ma thuật lại cho ta nghe: Sau khi Tổ nhập Niết-bàn 150 năm sẽ có những việc xảy ra như bài kệ nầy: Tâm trung tuy kiết ngoại đầu hung, Xuyên hạ tăng phòng danh bất trung, Vi ngộ độc long sanh võ tử, Hốt phùng tiểu thử tịch vô cùng.

Dịch: Trong tâm tuy kiết ngoài đầu hung, Đất xuyên phòng tăng tên chẳng trúng, Vì gặp độc long sanh con võ, Chợt nghe chuột nhỏ lặng vô cùng.

Xét về niên số nhằm đời của ngươi, ngươi cố gắng gìn giữ. Ta cũng có cái nợ ngày trước nay cần phải trả. Sư sang xứ Nghiệp-Đô tùy nghi giáo hóa thuyết pháp độ sanh ngót ba mươi bốn năm. Lúc đó, có một văn sĩ nổi tiếng là thần đồng tên Mã-Tăng-Ma. Năm 21 tuổi, ông đã giảng được sách Lễ, kinh Dịch tại miền Đông-Hải, thính giả đến nghe đông như chợ. Một phen gặp Sư, Tăng-Ma liền xin xuất gia đầu Phật. Từ đây về sau, ông chẳng cầm đến cây viết, bỏ hết sách thế gian, chỉ một y một bát, một tọa cụ, ngày ăn một bửa, dưới gốc cây ngủ một lần, chuyên tu hạnh đầu đà.

Lại có ông cư sĩ Hướng là nhà văn Uyên bác chẳng màng đến bả công danh, tánh thích rừng sâu quê vắng, đói ăn lá cây, khát uống nước giếng, làm bạn với nước biếc non xanh, để di dưỡng tinh thần. Nghe Sư hoằng hóa ở Bắc-Tề, ông biên thơ đến hỏi, thơ viết: - Bạch-Thầy, Theo thiển ý của tôi, người đời cảnh tạm, công danh phú quý như lùm mây nổi, lạch biển cồn dâu, đài các phong lưu, như hòn bọt nước. Có cái gì là chơn thật, đáng để ta quí trọng.

Vì bởi bóng do hình mà có, vang theo tiếng mà sanh, đuổi bóng nhọc hình, chẳng biết hình là gốc của bóng, to tiếng để ngăn vang, đâu biết tiếng là cội của vang. Trừ phiền não mà thú hướng Niết-bàn, dụ bỏ hình mà tìm bóng; lìa chúng sanh mà cầu Phật quả , dụ im tiếng mà tìm vang. Cho nên biết, mê ngộ một đường, ngu trí chẳng khác, không tên mà đặt tên, nhơn tên đó mà có thị phi. Không lý mà tạo thành lý, nhơn lý đó mà khởi tranh luận. Huyễn hóa chẳng phải chơn, thì cái gì phải ? cái gì quấy ? Hư vọng chẳng thật, thì cái gì không ? cái gì có ?

Muốn đem cái biết < được mà không chỗ được, mất mà không chỗ mất > trình với Thầy mà chưa có dịp gặp. Nay thố lộ ý nầy, mong thầy từ bi đáp cho. Sư đáp thơ: Bị quán lai ý giai như thật, Chơn u chi lý cảnh bất thù, Bổn mê ma-ni vị ngõa lịch, Hoát nhiên tự giác thị chơn châu, Vô minh trí huệ đẳng vô dị, Đương tri vạn pháp tất giai như, Mẫn thị nhị kiến chi đồ bối, Thân từ tá bút tác tư thơ, Quán thân dữ Phật bất sai biệt, Hà tu cánh mích bỉ vô dư ?

Dịch: Ông cư sĩ Hướng, Xem rõ ý ông gởi đến đây, Đối lý chơn u có khác gì, Mê bảo ma-ni là ngói gạch, Bỗng nhiên giác ngộ biết chơn châu, Vô minh trí huệ đồng chẳng khác, Muôn pháp đều như, phải liễu tri, Thương kẻ chấp thường và chấp đoạn, Bày lời mượn bút viết thơ này, Quán thân với Phật không sai khác, Nhọc gì tìm kiếm Niết-bàn chi ?

Ông cư sĩ Hướng được thơ Sư, đọc xong ông tìm đến đảnh lễ và thọ nhận ấn ký. Sau nầy, Sư đổi đạo phục, giả dạng thế gian, có khi vào quán rượu, hoặc lúc đến hàng thịt, hoặc ở giữa đám đông thuyết pháp, hoặc làm người khuân vác v.v… Có người biết hỏi Sư: -Thầy là nhà tu, tại sao làm như thế ? Sư đáp: - Ta tự điều phục tâm, đâu có quan hệ gì đến việc của ngươi. Sư đến huyện Quản-Thành, ở trước tam quan chùa Khuôn-Cứu diễn nói đạo vô thượng. Nhằm lúc ông trụ trì là pháp sư Biện-Hòa đang gi ảng Kinh Niết-bàn, thính giả bên trong từ từ rút lần ra nghe Sư diễn hóa. Ông Bi ện-Hòa bực tức mới đi cáo gian với quan Ấp-Tể tên Địch-Trọng-Khản rằng < Sư giảng tà thuyết làm việc phi pháp >.

Địch-Trọng-Khản không biết nhận xét, cứ nghe bướng liền bắt Sư gia hình. Sư không đối khán vẫn mặc nhiên thừa nhận để trả nợ trước cho xong. Ngay lúc gia hình, Sư thị tịch nhằm niên hiệu Khai-Hoàng năm thứ 13 nhà Tùy (601T.L)

Sư hưởng thọ 107 tuổi. Thiện tín thương xót đem di thể của Sư về chôn ở Từ-Châu phía đông-bắc huyện Phú-Dương.


Xem thêm:

Huệ-Khả

Phật pháp ứng dụng Huệ-Khả

Sư họ Cơ quê ở Võ-Lao, giòng tôn thất nhà Chu, cha mẹ Sư lớn tuổi không con, lắm phen đến chùa cầu con, sau mẹ có thai sinh ra Sư. Khi Sư lọt lòng mẹ, có hào quang lạ chiếu sáng trong nhà, nên đặt tên Sư là Quang.

Thuở bé, Sư học hết sách đời, rất thông Lão-Trang. Năm ba mươi tuổi, Sư tự cảm than: < Lão, Dịch là sách thế gian chẳng tột được đại lý >. Sư bắt đầu xem kinh Phật. Sư viễn du tìm thầy học đạo, đến Lạc-Dương lên núi Hương-Sơn chùa Long-Môn gặp thiền sư Bảo -Tịnh bèn xin xuất gia. Sau đó, Sư đến chùa Vĩnh-Mục thọ giới ở tại Phù-Du Giảng-Tứ. Sư chuyên học Kinh luận, chưa bao lâu thảy được tinh thông. Năm 32 tuổi, Sư trở về Bổn sư nơi Hương-Sơn. Ở đây trọn ngày, Sư ngồi thiền quán trên núi. Trải tám năm như thế, một hôm khi Sư đang thiền định, bỗng có vị thần hiện ra thưa: -Ngài không nên ở đây lâu, muốn được đạo quả hãy đi về phương Nam.

Hôm sau, trên đầu Sư chợt đau như kim châm không thể chịu được. Sư định đi tìm thuốc trị, chợt nghe trong hư không có tiếng nói: < Đây là đổi xương, chẳng phải bệnh thường >. Sư đem việc nầy thuật lại Thiền-sư Bảo-Tịnh. Bảo- Tịnh ngăn không cho trị thuốc. Sáng hôm sau, Bảo-Tịnh xem trên đầu Sư quả thấy đầu xương nổi cao như năm ngọn núi, bảo:

-Lạ thay ! ngươi có tướng tốt này ắt sẽ đắc đạo. Thần lại dạy ngươi sang miền Nam, ta nghe Đại-sĩ Bồ-Đề- Đạt-Ma đến ở chùa Thiếu-Lâm, chắc đó là thầy của ngươi vậy. Nhơn có Thần mách bảo, nên Bổn sư Bảo-Tịnh đổi hiệu Sư là Thần-Quang. Sư tìm đến chùa Thiếu-Lâm yết kiến Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma và được truyền tâm ấn. Sư ở đây cho đến lúc Tổ qui tịch. Sau đó, sư sang Bắc-Tề hoằng truyền chánh pháp. Một hôm, Sư gặp một người cư sĩ trạc 40 tuổi, chẳng nói tên họ, đến đảnh lễ Sư thưa: -Đệ tử mang bệnh ghẻ lở đầy mình, xin thầy từ bi vì đệ tử sám tội. Sư bảo: -Đem tội ra, ta sẽ vì ngươi sám hối. Ông cư sĩ đứng sững giây lâu thưa: -Đệ tử tìm tội không thể được. –Ta đã vì ngươi sám hối rồi. Nhưng, ngươi nên nương tựa Phật Pháp Tăng. -Hiện giờ đệ tử thấy thầy đã biết được Tăng. Chẳng biết thế nào là Phật và Pháp ?

-Tâm ấy là Phật, tâm ấy là Pháp, Phật Pháp không hai, ngươi có biết đó chăng ? –Nay đệ tử mới biết tánh tội không ở trong, ngoài, chặng giữa; như tội, tâm cũng vậy, thật Phật Pháp không hai. Sư nghe nói rất hoan hỷ, cho cạo tóc xuất gia bảo: -Ngươi là vật báu của ta, nên đặt tên Tăng-Xán. Ngày 18 tháng 3 niên hiệu Thiên-Bình năm thứ hai ( 536 T.L ).

Tăng-Xán được thọ giới cụ túc tại Chùa Quang-Phước. Từ đó, bệnh của ông lần lần thuyên giảm. Ông theo hầu thầy được hai năm. Một hôm, Sư Huệ-Khả gọi ông đến bảo: - Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma chẳng ngại xa xôi từ Ấn- Độ sang, đem chánh pháp nhãn tạng truyền cho ta, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát, ngươi khéo giữ gìn chớ để đoạn tuyệt.

Nghe ta nói kệ: Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh.

Dịch: Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh

Đọc bài kệ xong Sư lại tiế p: -Ngươi phải tìm nơi núi sâu ở ẩn, không nên đi giáo hóa sớm, trong nước sẽ có nạn. Tăng-Xán thưa: -Thầy đã biết trước mọi việc, cúi xin từ bi dạy con rành rẽ. –Đây không phải tự ta nói, mà là lời huyền ký của Tổ Bát-Nhã-Đa-La do Tổ Đạt-Ma thuật lại cho ta nghe: Sau khi Tổ nhập Niết-bàn 150 năm sẽ có những việc xảy ra như bài kệ nầy: Tâm trung tuy kiết ngoại đầu hung, Xuyên hạ tăng phòng danh bất trung, Vi ngộ độc long sanh võ tử, Hốt phùng tiểu thử tịch vô cùng.

Dịch: Trong tâm tuy kiết ngoài đầu hung, Đất xuyên phòng tăng tên chẳng trúng, Vì gặp độc long sanh con võ, Chợt nghe chuột nhỏ lặng vô cùng.

Xét về niên số nhằm đời của ngươi, ngươi cố gắng gìn giữ. Ta cũng có cái nợ ngày trước nay cần phải trả. Sư sang xứ Nghiệp-Đô tùy nghi giáo hóa thuyết pháp độ sanh ngót ba mươi bốn năm. Lúc đó, có một văn sĩ nổi tiếng là thần đồng tên Mã-Tăng-Ma. Năm 21 tuổi, ông đã giảng được sách Lễ, kinh Dịch tại miền Đông-Hải, thính giả đến nghe đông như chợ. Một phen gặp Sư, Tăng-Ma liền xin xuất gia đầu Phật. Từ đây về sau, ông chẳng cầm đến cây viết, bỏ hết sách thế gian, chỉ một y một bát, một tọa cụ, ngày ăn một bửa, dưới gốc cây ngủ một lần, chuyên tu hạnh đầu đà.

Lại có ông cư sĩ Hướng là nhà văn Uyên bác chẳng màng đến bả công danh, tánh thích rừng sâu quê vắng, đói ăn lá cây, khát uống nước giếng, làm bạn với nước biếc non xanh, để di dưỡng tinh thần. Nghe Sư hoằng hóa ở Bắc-Tề, ông biên thơ đến hỏi, thơ viết: - Bạch-Thầy, Theo thiển ý của tôi, người đời cảnh tạm, công danh phú quý như lùm mây nổi, lạch biển cồn dâu, đài các phong lưu, như hòn bọt nước. Có cái gì là chơn thật, đáng để ta quí trọng.

Vì bởi bóng do hình mà có, vang theo tiếng mà sanh, đuổi bóng nhọc hình, chẳng biết hình là gốc của bóng, to tiếng để ngăn vang, đâu biết tiếng là cội của vang. Trừ phiền não mà thú hướng Niết-bàn, dụ bỏ hình mà tìm bóng; lìa chúng sanh mà cầu Phật quả , dụ im tiếng mà tìm vang. Cho nên biết, mê ngộ một đường, ngu trí chẳng khác, không tên mà đặt tên, nhơn tên đó mà có thị phi. Không lý mà tạo thành lý, nhơn lý đó mà khởi tranh luận. Huyễn hóa chẳng phải chơn, thì cái gì phải ? cái gì quấy ? Hư vọng chẳng thật, thì cái gì không ? cái gì có ?

Muốn đem cái biết < được mà không chỗ được, mất mà không chỗ mất > trình với Thầy mà chưa có dịp gặp. Nay thố lộ ý nầy, mong thầy từ bi đáp cho. Sư đáp thơ: Bị quán lai ý giai như thật, Chơn u chi lý cảnh bất thù, Bổn mê ma-ni vị ngõa lịch, Hoát nhiên tự giác thị chơn châu, Vô minh trí huệ đẳng vô dị, Đương tri vạn pháp tất giai như, Mẫn thị nhị kiến chi đồ bối, Thân từ tá bút tác tư thơ, Quán thân dữ Phật bất sai biệt, Hà tu cánh mích bỉ vô dư ?

Dịch: Ông cư sĩ Hướng, Xem rõ ý ông gởi đến đây, Đối lý chơn u có khác gì, Mê bảo ma-ni là ngói gạch, Bỗng nhiên giác ngộ biết chơn châu, Vô minh trí huệ đồng chẳng khác, Muôn pháp đều như, phải liễu tri, Thương kẻ chấp thường và chấp đoạn, Bày lời mượn bút viết thơ này, Quán thân với Phật không sai khác, Nhọc gì tìm kiếm Niết-bàn chi ?

Ông cư sĩ Hướng được thơ Sư, đọc xong ông tìm đến đảnh lễ và thọ nhận ấn ký. Sau nầy, Sư đổi đạo phục, giả dạng thế gian, có khi vào quán rượu, hoặc lúc đến hàng thịt, hoặc ở giữa đám đông thuyết pháp, hoặc làm người khuân vác v.v… Có người biết hỏi Sư: -Thầy là nhà tu, tại sao làm như thế ? Sư đáp: - Ta tự điều phục tâm, đâu có quan hệ gì đến việc của ngươi. Sư đến huyện Quản-Thành, ở trước tam quan chùa Khuôn-Cứu diễn nói đạo vô thượng. Nhằm lúc ông trụ trì là pháp sư Biện-Hòa đang gi ảng Kinh Niết-bàn, thính giả bên trong từ từ rút lần ra nghe Sư diễn hóa. Ông Bi ện-Hòa bực tức mới đi cáo gian với quan Ấp-Tể tên Địch-Trọng-Khản rằng < Sư giảng tà thuyết làm việc phi pháp >.

Địch-Trọng-Khản không biết nhận xét, cứ nghe bướng liền bắt Sư gia hình. Sư không đối khán vẫn mặc nhiên thừa nhận để trả nợ trước cho xong. Ngay lúc gia hình, Sư thị tịch nhằm niên hiệu Khai-Hoàng năm thứ 13 nhà Tùy (601T.L)

Sư hưởng thọ 107 tuổi. Thiện tín thương xót đem di thể của Sư về chôn ở Từ-Châu phía đông-bắc huyện Phú-Dương.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bồ-Đề-Đạt-Ma

Ngài dòng Sát-Đế -Lợi ở Nam-Ấn, cha là Hương-Chí vua nước nầy. Vua Hương-Chí sanh được ba người con trai, Ngài là Vương-tử thứ ba. Thưở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện. Nhơn vua Hương-Chí thỉnh Tổ Bát-Nhã-Đa-La vào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ. Qua cuộc nghiệm vấn về hạt châu, Tổ đã biết Ngài là người siêu quần bạt tục sẽ kế thừa Tổ vị. Sau khi vua cha băng, Ngài quyết chí xuất gia cầu xin Tổ Bát-Nhã độ làm đệ tử, Tổ hoan hỷ làm lễ thế phát và truyền giới cụ túc. Tổ bảo Ngài: -Hoàng-tử đối các pháp đã được thông suốt, nay nên đổi hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma. Từ đây, Ngài luôn hầu hạ bên thầy. Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền pháp và dặn dò: -Ngươi tạm giáo hóa ở nước nầy, sau sang Trung-Hoa mới thật là nhơn duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảng sáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việc không tốt. Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung-Hoa sau nầy, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy. Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung-Hoa, nói có hơn mười bài kệ.

Tổ tịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynh đệ đồng sư với Ngài là Phật-Đại-Tiên cùng chung sức giáo hóa. Thời nhơn gọi hai Ngài là < Mở hai cửa cam lồ >. Song, sau môn đồ của Phật-Đại-Tiên lại chia làm sáu tông:

1.-Hữu tướng, 2.-Vô tướng, 3.- Định huệ, 4.-Giới hạnh, 5.-Vô đắc, 6.-Tịch tịnh, đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chia ly ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phương tiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp.

Vua Nguyệt- Tịnh băng, con vua là Thái-tử Dị-Kiến nối ngôi. Dị-Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-La-Đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà quy chánh, vua Dị-Kiến hỏi ra mới biết Ba-La-Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa. Về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung-Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-Nhã-Đa-La thuật lại cho vua biết. Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếc thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung-Hoa. Vua và quần thần tiển đưa Ngài ra tới cửa biển.

Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng-Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ-Thông năm đầu (520 sau T.C.),ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tý. Thích-sử tỉnh nầy ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương-Võ-Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim-Lăng (Kinh đô nhà Lương). Vua Võ-Đế hỏi: -Trẩm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ Tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng ? Ngài đáp: -Đều không có công đức. -Tại sao không có công đức ? -Bởi vì những việc ấy là nhơn hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật. -Thế nào là công đức chơn thật ? –Trí thanh tịnh tròn mầu, thể t ự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. -Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất ?

-Rỗng rang không thánh. - Đối diện với trẩm là ai ? –Không biết. Vua Lương-Võ-Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ. Ngài biết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại đây ít hôm.

Đến ngày 19, Ngài bỏ vua Lương, lén sang sông qua Giang-Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy đi đến Lạc-Dương nhằm đời Hậu-Ngụy, vua Hiếu-Minh-Đế niên hiệu Chánh-Quang năm đầu (520 sau T.C.) ngày 23 tháng 11.

Ngài dừng trụ tại chùa Thiếu-Lâm ở Trung-Sơn, trọn ngày ngồi xây mặt vào vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được. Người đời gọi Ngài là < Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách > (Bích quán Bà-la-môn) . Có vị Tăng tên Thần-Quang học thông các sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh Ngài tìm đến yết kiến. Thần-Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Quang nghĩ: < Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các Ngài >. Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng 9 tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả , Thần-Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Ngài. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần- Quang vẫn thản nhiên. Ngài thấy thế thương tình, xây ra hỏi: -Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì ?

Thần-Quang thưa: -Cúi mong Hòa-thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con. - Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay ! Huống là, dùng chút công lao nhỏ nầy mà cầu được pháp chân thừa ?

Thần-Quang nghe dạy bèn lén lấy đao chặt cánh tay trái để trước Ngài để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Ngài biết đây là pháp khí bèn dạy: -Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươ i chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá. –Pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng ? –Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được. –Tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm. –Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho. –Con tìm tâm không thể được. –Ta đã an tâm cho ngươi rồi. Thần-Quang nhơn đây được khế ngộ. Ngài liền đổi tên Thần-Quang là Huệ-Khả.

Từ đây kẻ Tăng người tục đua nhau đến yết kiến Ngài, tiếng tăm vang dậy. Vua Hiếu-Minh- Đế nước Ngụy sai sứ ba phen thỉnh Ngài, Ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật đến cúng dường: một cây tích trượng, hai y kim tuyến, bình bát, v.v…Ngài từ khước nhiều lần, nhưng nhà vua cố quyết cúng dường, rốt cuộc Ngài phải nhận.

Mở cửa phương tiện, Ngài có dùng bốn hạnh để giáo hóa môn đồ: 1.-Báo oán hạnh, 2.-Tùy duyên hạnh, 3.-Vô sở cầu hạnh, 4.-Xứng pháp hạnh (Xem cửa thứ ba quyển < Sáu cửa vào động Thiếu-Thất > của Trúc-Thiên dịch.

Ở Trung- Hoa gần chín năm, Ngài thấy cơ duyên đã đến, liền gọi đồ chúng hỏi: -Giờ ta trở về sắp đến. Các ngươi mỗi người nên nói chỗ sở đắc của mình. Đạo-Phó ra thưa: - Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo. Ngài bảo: -Ngươi được phần da của ta. Bà ni Tổng-Trì ra thưa: -Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A-Nan thấy nước Phật A-Súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại. Ngài bảo: -Ngươi được phần thịt của ta. Đạo-Dục ra thưa:

-Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được. Ngài bảo: -Ngươi được phần xương của ta. Đến Huệ-Khả bước ra đảnh lễ Ngài, rồi lui lại đứng yên lặng. Ngài bảo: -Ngươi được phần tủy của ta. Ngài gọi Huệ-Khả đến dặn dò: - Xưa Như-Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp, lần lượt truyền đến ta. Nay ta đem trao lại cho ngươi, ngươi phải truyền trao không để dứt mất. Cùng trao cho ngươi y Tăng-già-lê và bát báu, để làm pháp tín. Mỗi thứ tiêu biểu cho mỗi việc, ngươi nên biết. Huệ -Khả thưa: -Xin thầy từ bi chỉ dạy mọi việc. Ngài dạy: -Trong truyền tâm-ấn để khế hợp chổ tâm chứng, ngoài trao cà-sa để định tông chỉ. Đời sau có nhiều người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói < Ta là người Ấn, ngươi là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy cái gì để minh chứng ? >. Ngươi gìn giữ pháp y nầy, nếu gặp tai nạn, ngươi đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hóa không bị trở ngại. Hai trăm năm sau khi ta diệt độ, y bát nầy dừng lại không truyền, vì lúc đó, Phật pháp rất thạnh hành, Chính khi ấy, người biết đạo thật nhiều, người hành đạo quá ít, người nói lý thì nhiều, người ngộ lý thì ít. Tuy nhiên, người thầm thông lặng ch ứng có hơn ngàn vạn. Ngươi gắng xiển dương, chớ khinh người chưa ngộ. Nghe ta nói kệ:

Ngô bổn lai tư độ, Truyền pháp cứu mê tình, Nhất hoa khai ngũ diệp, Kết quả tự nhiên thành.

Dịch : Ta sang đến cõi nầy, Truyền pháp cứu mê tình, Một hoa nở năm cánh, Nụ trái tự nhiên thành.

Ngài lại bảo: - Ta có bộ kinh Lăng-già bốn quyển, là Phật nói tột pháp yếu, cũng giúp cho chúng sanh mở, bày, ngộ, nhập kho tri kiến Phật, nay ta trao luôn cho ngươi. Ta từ Nam-Ấn sang đây đã năm phen bị thuốc độc mà không chết, vì thấy xứ nầy tuy có khí đại-thừa mà chưa ứng hợp, nên ta lặng lẽ ngồi lâu chờ đợi. Nay đã truyền xong, đã có thủy ắt phải có chung vậy. Xong rồi, Ngài cùng đồ chúng đi đến Võ-môn ở chùa Thiên-Thánh dừng lại ba hôm. Quan thái thú thành nầy tên Dương-Huyễn-Chi là người sùng mộ Phật pháp. Nghe tin Ngài đến, liền tới đảnh lễ. Ông hỏi: -Thầy ở Ấn-Độ được kế thừa làm Tổ, vậy thế nào là Tổ, xin thầy dạy cho ? Ngài đáp: -Rõ được tâm tông của Phật, không lầm một mảy, hạnh và giải hợp nhau, gọi đó là Tổ. -Chỉ một nghĩa nầy hay còn nghĩa nào khác ? -Cần rõ tâm người, biết rành xưa nay, chẳng chán có không, cũng chẳng cố chấp, chẳng hiền chẳng ngu, không mê không ngộ. Nếu hay hiểu như thế, cũng gọi là Tổ. Huyễn-Chi lại thưa: -Đệ tử vì bị nghiệp thế tục, ít gặp được tri thức, trí nhỏ bị che lấp không thể thấy đạo. Cúi xin thầy chỉ dạy, con phải noi theo đạo quả nào ? dùng tâm gì được gần với Phật, Tổ ? Ngài vì ông nói kệ: Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm, Diệc bất quán thiện nhi cần thố, Diệc bất xả trí nhi cận ngu, Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ, Đạt đại đạo hề quá lượng, Thông Phật tâm hề xuất độ, Bất dữ phàm thánh đồng triền, Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Dịch: Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê, Cũng đừng thấy lành mà ái mộ, Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, Cũng đừng ném mê mà về ngộ, Đạt đạo lớn chừ quá lượng, Thông Phật tâm chừ vô kể , Chẳng cùng phàm thánh đồng vai, Vượt lên, gọi đó là Tổ. Huyễn-Chi nghe dạy hoan hỷ đảnh lễ , lại thưa: -Xin thầy chớ vội tạ thế, để làm phước lợi cho quần sanh, Ngài bảo: - Đời mạt pháp, kẻ tệ ác quá nhiều, dù ta còn ở lâu e chẳng lợ i ích, mà thêm tai nạn, làm tăng trưởng tội ác cho người. -Từ thầy đến đây ai thường hại thầy, xin thầy chỉ họ, con sẽ sắp xếp. –Nói ra ắt có tổn hại, ta nên đi vậy. mình được vui. Huyễn-Chi nài nỉ thưa: -Con không hại người, Ngài bất đắc dĩ nói bài kệ:

Đâu cam hại người để chỉ muốn biết đó thôi.Giang tra phân ngọc lãng, Quản cự khai kim tỏa, Ngũ khẩu tương cộng hành, Cửu thập vô bỉ ngã.

Dịch: Thuyền con rẽ sóng ngọc, Đuốc soi mở khóa vàng, Năm miệng đồng cùng đi, Chín, mười không ta người.

Huyễn-Chi nghe rồi ghi nhớ, đảnh lễ Ngài lui ra. Ở đây đúng ba hôm, Ngài ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng 9 tháng 10 năm Bính-Thìn, nhằm niên hiệu Đại-Thông năm thứ hai nhà Lương (529 T.C). Đến ngày 18 tháng chạp năm nầy, làm lễ đưa nhục thân của Ngài nhập tháp tại chùa Định-Lâm, núi Hùng-Nhĩ.

Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống-Vân đi sứ Ấn-Độ về, gặp Ngài tại núi Thông-Lãnh, thấy Ngài tay xách một chiếc dép, một mình đi nhanh như bay. Tống-Vân hỏi: -Thầy đi đâu ? Ngài đáp: Về Ấn-Độ. Ngài lại nói thêm: -Chủ ông đã chán đời rồi. Tống-Vân ngẩn ngơ, từ giả Ngài về triều. Đến triều thì vua Minh-Đế đã băng. Hiếu-Trang-Đế lên ngôi. Ông đem việc ấy tâu lại, vua ra lệnh mở cửa tháp dở quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu-Lâm, Đến đời Đường niên hiệu Khai-Nguyên năm thứ 15 (728 sau T.C) môn đồ lại dời chiếc dép về thờ ở Chùa Hoa-Nghiêm. Vua phong Ngài hiệu Viên-Giác Thiền-Sư, tháp hiệu Không-Quán. Tập Thiếu-Thất-Lục-Môn nói là tác phẩm của Ngài .


Xem thêm:

Bồ-Đề-Đạt-Ma

Phật pháp ứng dụng Bồ-Đề-Đạt-Ma

Ngài dòng Sát-Đế -Lợi ở Nam-Ấn, cha là Hương-Chí vua nước nầy. Vua Hương-Chí sanh được ba người con trai, Ngài là Vương-tử thứ ba. Thưở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việt và đặc tài hùng biện. Nhơn vua Hương-Chí thỉnh Tổ Bát-Nhã-Đa-La vào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ. Qua cuộc nghiệm vấn về hạt châu, Tổ đã biết Ngài là người siêu quần bạt tục sẽ kế thừa Tổ vị. Sau khi vua cha băng, Ngài quyết chí xuất gia cầu xin Tổ Bát-Nhã độ làm đệ tử, Tổ hoan hỷ làm lễ thế phát và truyền giới cụ túc. Tổ bảo Ngài: -Hoàng-tử đối các pháp đã được thông suốt, nay nên đổi hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma. Từ đây, Ngài luôn hầu hạ bên thầy. Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền pháp và dặn dò: -Ngươi tạm giáo hóa ở nước nầy, sau sang Trung-Hoa mới thật là nhơn duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảng sáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việc không tốt. Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung-Hoa sau nầy, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy. Tổ dùng những lời sấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung-Hoa, nói có hơn mười bài kệ.

Tổ tịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynh đệ đồng sư với Ngài là Phật-Đại-Tiên cùng chung sức giáo hóa. Thời nhơn gọi hai Ngài là < Mở hai cửa cam lồ >. Song, sau môn đồ của Phật-Đại-Tiên lại chia làm sáu tông:

1.-Hữu tướng, 2.-Vô tướng, 3.- Định huệ, 4.-Giới hạnh, 5.-Vô đắc, 6.-Tịch tịnh, đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chia ly ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phương tiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp.

Vua Nguyệt- Tịnh băng, con vua là Thái-tử Dị-Kiến nối ngôi. Dị-Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-La-Đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà quy chánh, vua Dị-Kiến hỏi ra mới biết Ba-La-Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa. Về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung-Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-Nhã-Đa-La thuật lại cho vua biết. Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếc thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung-Hoa. Vua và quần thần tiển đưa Ngài ra tới cửa biển.

Ngài ở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng-Châu, nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ-Thông năm đầu (520 sau T.C.),ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tý. Thích-sử tỉnh nầy ra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vua Lương-Võ-Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉ đến thỉnh Ngài về Kim-Lăng (Kinh đô nhà Lương). Vua Võ-Đế hỏi: -Trẩm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chép kinh, độ Tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng ? Ngài đáp: -Đều không có công đức. -Tại sao không có công đức ? -Bởi vì những việc ấy là nhơn hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật. -Thế nào là công đức chơn thật ? –Trí thanh tịnh tròn mầu, thể t ự không lặng, công đức như thế chẳng do thế gian mà cầu. -Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất ?

-Rỗng rang không thánh. - Đối diện với trẩm là ai ? –Không biết. Vua Lương-Võ-Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ. Ngài biết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại đây ít hôm.

Đến ngày 19, Ngài bỏ vua Lương, lén sang sông qua Giang-Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy đi đến Lạc-Dương nhằm đời Hậu-Ngụy, vua Hiếu-Minh-Đế niên hiệu Chánh-Quang năm đầu (520 sau T.C.) ngày 23 tháng 11.

Ngài dừng trụ tại chùa Thiếu-Lâm ở Trung-Sơn, trọn ngày ngồi xây mặt vào vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được. Người đời gọi Ngài là < Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách > (Bích quán Bà-la-môn) . Có vị Tăng tên Thần-Quang học thông các sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh Ngài tìm đến yết kiến. Thần-Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Quang nghĩ: < Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được một trong muôn phần của các Ngài >. Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông (mùng 9 tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả , Thần-Quang vẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Ngài. Đến sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần- Quang vẫn thản nhiên. Ngài thấy thế thương tình, xây ra hỏi: -Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì ?

Thần-Quang thưa: -Cúi mong Hòa-thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng con. - Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay ! Huống là, dùng chút công lao nhỏ nầy mà cầu được pháp chân thừa ?

Thần-Quang nghe dạy bèn lén lấy đao chặt cánh tay trái để trước Ngài để tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Ngài biết đây là pháp khí bèn dạy: -Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân, nay ngươ i chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạo như vậy cũng khá. –Pháp ấn của chư Phật con có thể được nghe chăng ? –Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được. –Tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm. –Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho. –Con tìm tâm không thể được. –Ta đã an tâm cho ngươi rồi. Thần-Quang nhơn đây được khế ngộ. Ngài liền đổi tên Thần-Quang là Huệ-Khả.

Từ đây kẻ Tăng người tục đua nhau đến yết kiến Ngài, tiếng tăm vang dậy. Vua Hiếu-Minh- Đế nước Ngụy sai sứ ba phen thỉnh Ngài, Ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật đến cúng dường: một cây tích trượng, hai y kim tuyến, bình bát, v.v…Ngài từ khước nhiều lần, nhưng nhà vua cố quyết cúng dường, rốt cuộc Ngài phải nhận.

Mở cửa phương tiện, Ngài có dùng bốn hạnh để giáo hóa môn đồ: 1.-Báo oán hạnh, 2.-Tùy duyên hạnh, 3.-Vô sở cầu hạnh, 4.-Xứng pháp hạnh (Xem cửa thứ ba quyển < Sáu cửa vào động Thiếu-Thất > của Trúc-Thiên dịch.

Ở Trung- Hoa gần chín năm, Ngài thấy cơ duyên đã đến, liền gọi đồ chúng hỏi: -Giờ ta trở về sắp đến. Các ngươi mỗi người nên nói chỗ sở đắc của mình. Đạo-Phó ra thưa: - Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đây là dụng của đạo. Ngài bảo: -Ngươi được phần da của ta. Bà ni Tổng-Trì ra thưa: -Nay chỗ hiểu của con, như Tổ A-Nan thấy nước Phật A-Súc, chỉ thấy một lần, không còn thấy lại. Ngài bảo: -Ngươi được phần thịt của ta. Đạo-Dục ra thưa:

-Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con không một pháp có thể được. Ngài bảo: -Ngươi được phần xương của ta. Đến Huệ-Khả bước ra đảnh lễ Ngài, rồi lui lại đứng yên lặng. Ngài bảo: -Ngươi được phần tủy của ta. Ngài gọi Huệ-Khả đến dặn dò: - Xưa Như-Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp, lần lượt truyền đến ta. Nay ta đem trao lại cho ngươi, ngươi phải truyền trao không để dứt mất. Cùng trao cho ngươi y Tăng-già-lê và bát báu, để làm pháp tín. Mỗi thứ tiêu biểu cho mỗi việc, ngươi nên biết. Huệ -Khả thưa: -Xin thầy từ bi chỉ dạy mọi việc. Ngài dạy: -Trong truyền tâm-ấn để khế hợp chổ tâm chứng, ngoài trao cà-sa để định tông chỉ. Đời sau có nhiều người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói < Ta là người Ấn, ngươi là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy cái gì để minh chứng ? >. Ngươi gìn giữ pháp y nầy, nếu gặp tai nạn, ngươi đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hóa không bị trở ngại. Hai trăm năm sau khi ta diệt độ, y bát nầy dừng lại không truyền, vì lúc đó, Phật pháp rất thạnh hành, Chính khi ấy, người biết đạo thật nhiều, người hành đạo quá ít, người nói lý thì nhiều, người ngộ lý thì ít. Tuy nhiên, người thầm thông lặng ch ứng có hơn ngàn vạn. Ngươi gắng xiển dương, chớ khinh người chưa ngộ. Nghe ta nói kệ:

Ngô bổn lai tư độ, Truyền pháp cứu mê tình, Nhất hoa khai ngũ diệp, Kết quả tự nhiên thành.

Dịch : Ta sang đến cõi nầy, Truyền pháp cứu mê tình, Một hoa nở năm cánh, Nụ trái tự nhiên thành.

Ngài lại bảo: - Ta có bộ kinh Lăng-già bốn quyển, là Phật nói tột pháp yếu, cũng giúp cho chúng sanh mở, bày, ngộ, nhập kho tri kiến Phật, nay ta trao luôn cho ngươi. Ta từ Nam-Ấn sang đây đã năm phen bị thuốc độc mà không chết, vì thấy xứ nầy tuy có khí đại-thừa mà chưa ứng hợp, nên ta lặng lẽ ngồi lâu chờ đợi. Nay đã truyền xong, đã có thủy ắt phải có chung vậy. Xong rồi, Ngài cùng đồ chúng đi đến Võ-môn ở chùa Thiên-Thánh dừng lại ba hôm. Quan thái thú thành nầy tên Dương-Huyễn-Chi là người sùng mộ Phật pháp. Nghe tin Ngài đến, liền tới đảnh lễ. Ông hỏi: -Thầy ở Ấn-Độ được kế thừa làm Tổ, vậy thế nào là Tổ, xin thầy dạy cho ? Ngài đáp: -Rõ được tâm tông của Phật, không lầm một mảy, hạnh và giải hợp nhau, gọi đó là Tổ. -Chỉ một nghĩa nầy hay còn nghĩa nào khác ? -Cần rõ tâm người, biết rành xưa nay, chẳng chán có không, cũng chẳng cố chấp, chẳng hiền chẳng ngu, không mê không ngộ. Nếu hay hiểu như thế, cũng gọi là Tổ. Huyễn-Chi lại thưa: -Đệ tử vì bị nghiệp thế tục, ít gặp được tri thức, trí nhỏ bị che lấp không thể thấy đạo. Cúi xin thầy chỉ dạy, con phải noi theo đạo quả nào ? dùng tâm gì được gần với Phật, Tổ ? Ngài vì ông nói kệ: Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm, Diệc bất quán thiện nhi cần thố, Diệc bất xả trí nhi cận ngu, Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ, Đạt đại đạo hề quá lượng, Thông Phật tâm hề xuất độ, Bất dữ phàm thánh đồng triền, Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Dịch: Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê, Cũng đừng thấy lành mà ái mộ, Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, Cũng đừng ném mê mà về ngộ, Đạt đạo lớn chừ quá lượng, Thông Phật tâm chừ vô kể , Chẳng cùng phàm thánh đồng vai, Vượt lên, gọi đó là Tổ. Huyễn-Chi nghe dạy hoan hỷ đảnh lễ , lại thưa: -Xin thầy chớ vội tạ thế, để làm phước lợi cho quần sanh, Ngài bảo: - Đời mạt pháp, kẻ tệ ác quá nhiều, dù ta còn ở lâu e chẳng lợ i ích, mà thêm tai nạn, làm tăng trưởng tội ác cho người. -Từ thầy đến đây ai thường hại thầy, xin thầy chỉ họ, con sẽ sắp xếp. –Nói ra ắt có tổn hại, ta nên đi vậy. mình được vui. Huyễn-Chi nài nỉ thưa: -Con không hại người, Ngài bất đắc dĩ nói bài kệ:

Đâu cam hại người để chỉ muốn biết đó thôi.Giang tra phân ngọc lãng, Quản cự khai kim tỏa, Ngũ khẩu tương cộng hành, Cửu thập vô bỉ ngã.

Dịch: Thuyền con rẽ sóng ngọc, Đuốc soi mở khóa vàng, Năm miệng đồng cùng đi, Chín, mười không ta người.

Huyễn-Chi nghe rồi ghi nhớ, đảnh lễ Ngài lui ra. Ở đây đúng ba hôm, Ngài ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng 9 tháng 10 năm Bính-Thìn, nhằm niên hiệu Đại-Thông năm thứ hai nhà Lương (529 T.C). Đến ngày 18 tháng chạp năm nầy, làm lễ đưa nhục thân của Ngài nhập tháp tại chùa Định-Lâm, núi Hùng-Nhĩ.

Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống-Vân đi sứ Ấn-Độ về, gặp Ngài tại núi Thông-Lãnh, thấy Ngài tay xách một chiếc dép, một mình đi nhanh như bay. Tống-Vân hỏi: -Thầy đi đâu ? Ngài đáp: Về Ấn-Độ. Ngài lại nói thêm: -Chủ ông đã chán đời rồi. Tống-Vân ngẩn ngơ, từ giả Ngài về triều. Đến triều thì vua Minh-Đế đã băng. Hiếu-Trang-Đế lên ngôi. Ông đem việc ấy tâu lại, vua ra lệnh mở cửa tháp dở quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu-Lâm, Đến đời Đường niên hiệu Khai-Nguyên năm thứ 15 (728 sau T.C) môn đồ lại dời chiếc dép về thờ ở Chùa Hoa-Nghiêm. Vua phong Ngài hiệu Viên-Giác Thiền-Sư, tháp hiệu Không-Quán. Tập Thiếu-Thất-Lục-Môn nói là tác phẩm của Ngài .


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa

Ngài dòng Thủ-Đà-La ở nước Sất-Lợi, cha tên Thiện-Ý. Trước khi sanh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Thưở bé Ngài mặt mũi khôi ngô, tánh tình thuần hậu, trí huệ minh mẫn

Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng làm như vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau nầy trắng nhiều.

Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thương-Na-Hòa-Tu xuất gia. Tổ hỏi : - Ngươi được bao nhiêu tuổi ?

Ngài thưa : - Bạch thầy, con được 17 tuổi. - Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại : - Đầu thầy tóc bạc, vậy tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc ?

Tổ bảo : - Tóc ta bạc không phải tâm ta bạ c - Con cũng thế , thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi Tổ bèn hoan-hỉ nhận cho xuất gia làm thị giả. Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và ngộ đạo. Tổ bảo:

Xưa Đức Thế-Tôn đem chánh pháp vô thượng truyền cho Tổ Ca-Diếp. Tổ Ca-Diếp truy ền lại cho thầy của thầ y ta là Đức A-Nan, thầy ta truyền cho ta và nay ta truyền lại cho ngươi chánh pháp nầy. Ngươi cố gắng hộ trì đừng để đoạn dứt. Hãy nghe bài kệ đây:

Phi pháp diệc phi tâm, Vô tâm diệc vô pháp. Thuyết thị tâm pháp thời, Thị pháp phi tâm pháp

Dịch : Phi pháp cũng phi tâm, không tâm cũng không pháp, Khi nói tâm pháp ấy, Pháp ấy phi tâm pháp.

Khi, Ngài đến nước Ma-Đột-La, Ngài cảm hóa rất đông dân chúng qui hướng Phật pháp, có nhiều người đã chứng đạo quả . Có những khi Ngài thuyết pháp, chư thiên rải hoa, quả đất rúng động, khiến cung ma cũng bị chấn động. Vua ma-ba-tuần sợ e Phật-giáo thạnh hành thì bè đảng của chúng bị tiêu diệt, nên quyết dùng hết thần lực phá hoại Phật-pháp. Ma bèn hiện các ngọc nữ đến làm nhiễu loạn tâm thính giả. Ngài liền nhập định để quán sát nguyên do, Được cơ hội thuận ti ện, ma đem vòng chuỗi anh-lạc quàng vào cổ Ngài. Xuất định, Ngài dùng thần lực biến ba thây chết-người, chó, rắn – thành một tràng hoa đẹp. Ngài dùng lời diệu ngọt bảo ma :

Ngươi sẵn lòng tốt đem chuỗi anh-lạc rất quí tặng ta, giờ ta biếu lại ngươi tràng hoa đẹp nầy, gọi là thù tạc nhau.

Vua ma nghe rất mừng, đưa cổ nhận tràng hoa. Tràng hoa tròng vào cổ giây lát hóa thành thây thúi, giòi tửa ghê tởm. Vua ma kinh sợ gớm chán, muốn cởi ra mà cởi không được, dùng hết thần lực cũng không cởi nổi. Túng thế, vua ma chạy lên cõi trời Dục cầu cứu với vua Trời, rốt cuộc không kết quả. Lần lượt vua ma cầu cứu đến Trời Phạm. Vua các Trời đều bảo: - Pháp ấy là do đệ tử Phật biến hóa ra, chúng ta còn phàm lậu làm sao trừ được.

Vua ma nghe phán như vậy lại hỏi : - Thế thì làm thế nào gỡ ra ?  Vua Trời nói kệ :

Nhược nhơn địa đảo, Hoàn nhơn địa khởi. Ly địa cầu khởi, Chung vô kỳ lý.

Dịch : Nếu nhơn đất ngã, Phải nhờ đất dậy. lìa đất muốn dậy, Trọn không lý ấy.

Vua ma nhận lời dạy, rời khỏi cung Trời trở về chỗ Ngài Ưu-Ba-Cúc-Đa chí thành lễ tạ sám hối. Ngài bảo: -Thánh trước dạy ta hàng phục ngươi. Tuy vậy, nếu ngươi biết cải thiện là được thờ phụng Phật, khỏi sa vào đường dữ. Vua ma nghe dạy vui vẻ thưa: - Tôn-giả vì con làm lợi ích lớn, cúi xin Tôn- giả cởi vòng thây thúi dùm con . - Ngài dạy:-Vậy ngươi phải quỳ gối chấp tay tự xướng ba lần quy-y tam bảo đi. Vua ma quỳ gối chấp tay xướng ba lần quy-y tam bảo xong, thì vòng thây thúi biến mất. Vua ma vui mừng nhảy nhót đảnh lễ Ngài nói kệ:

Khể thủ tam muội tôn, Thập lực đại từ túc. Ngã kim nguyện hồi hướng, Vật linh hữu liệt nhược.

Dịch : Cúi lạy chánh-định tột, Đủ mười lực đại từ. Nay con xin hồi hướng, Chớ còn tánh yếu hèn.

Sau khi quy-y tam bảo xong, Ngài bảo vua ma: - Xưa ngươi thường thấy Như-Lai, giờ đây hiện thử cho ta xem.

Vua ma thưa: - Hiện việc xưa không khó, chỉ xin Tôn-giả trông thấy đừng lễ. Vua ma liền vào rừng ẩn mất. Chốc lát bỗng thấy Phật từ mé rừng đi ra oai nghi nghiêm chỉnh, theo sau đoàn Tỳ-kheo 1250 vị. Ngài vừa trông thấy, bất giác cúi mình đảnh lễ . Ma hoảng kinh biế n mất. Lúc hóa đạ o, mỗi khi giáo hóa một người thâm ngộ Phật-pháp Ngài để vào thất đá một thẻ tre. Ngôi thất ấy bề dài 18 thước tay bề ngang 12 thước tay. Thế mà một thời gian thẻ tre đầy khắp cả thất. Sau cùng, Ngài độ ông Hương-Chúng con một vị trưởng giả và truyền chánh pháp lại cho ông nầ y. Nhơn thân phụ ông Hương-Chúng mộng thấ y mặt trời vàng xuất hi ện trong nhà, nên Ngài đổi hi ệu là Đề-Đa -Ca. Đã có người kế thế và nhơn duyên hóa đạo đã xong. Ngài từ bi ệt đại chúng, Ngồi kiết già thị-tịch. Đề-Đa-Ca và môn đệ mở cửa thất đá lấy thẻ tre làm vật liệu thiêu Ngài., thiêu xong lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .


Xem thêm:

Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa

Phật pháp ứng dụng Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa

Ngài dòng Thủ-Đà-La ở nước Sất-Lợi, cha tên Thiện-Ý. Trước khi sanh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Thưở bé Ngài mặt mũi khôi ngô, tánh tình thuần hậu, trí huệ minh mẫn

Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng làm như vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau nầy trắng nhiều.

Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thương-Na-Hòa-Tu xuất gia. Tổ hỏi : - Ngươi được bao nhiêu tuổi ?

Ngài thưa : - Bạch thầy, con được 17 tuổi. - Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại : - Đầu thầy tóc bạc, vậy tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc ?

Tổ bảo : - Tóc ta bạc không phải tâm ta bạ c - Con cũng thế , thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi Tổ bèn hoan-hỉ nhận cho xuất gia làm thị giả. Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và ngộ đạo. Tổ bảo:

Xưa Đức Thế-Tôn đem chánh pháp vô thượng truyền cho Tổ Ca-Diếp. Tổ Ca-Diếp truy ền lại cho thầy của thầ y ta là Đức A-Nan, thầy ta truyền cho ta và nay ta truyền lại cho ngươi chánh pháp nầy. Ngươi cố gắng hộ trì đừng để đoạn dứt. Hãy nghe bài kệ đây:

Phi pháp diệc phi tâm, Vô tâm diệc vô pháp. Thuyết thị tâm pháp thời, Thị pháp phi tâm pháp

Dịch : Phi pháp cũng phi tâm, không tâm cũng không pháp, Khi nói tâm pháp ấy, Pháp ấy phi tâm pháp.

Khi, Ngài đến nước Ma-Đột-La, Ngài cảm hóa rất đông dân chúng qui hướng Phật pháp, có nhiều người đã chứng đạo quả . Có những khi Ngài thuyết pháp, chư thiên rải hoa, quả đất rúng động, khiến cung ma cũng bị chấn động. Vua ma-ba-tuần sợ e Phật-giáo thạnh hành thì bè đảng của chúng bị tiêu diệt, nên quyết dùng hết thần lực phá hoại Phật-pháp. Ma bèn hiện các ngọc nữ đến làm nhiễu loạn tâm thính giả. Ngài liền nhập định để quán sát nguyên do, Được cơ hội thuận ti ện, ma đem vòng chuỗi anh-lạc quàng vào cổ Ngài. Xuất định, Ngài dùng thần lực biến ba thây chết-người, chó, rắn – thành một tràng hoa đẹp. Ngài dùng lời diệu ngọt bảo ma :

Ngươi sẵn lòng tốt đem chuỗi anh-lạc rất quí tặng ta, giờ ta biếu lại ngươi tràng hoa đẹp nầy, gọi là thù tạc nhau.

Vua ma nghe rất mừng, đưa cổ nhận tràng hoa. Tràng hoa tròng vào cổ giây lát hóa thành thây thúi, giòi tửa ghê tởm. Vua ma kinh sợ gớm chán, muốn cởi ra mà cởi không được, dùng hết thần lực cũng không cởi nổi. Túng thế, vua ma chạy lên cõi trời Dục cầu cứu với vua Trời, rốt cuộc không kết quả. Lần lượt vua ma cầu cứu đến Trời Phạm. Vua các Trời đều bảo: - Pháp ấy là do đệ tử Phật biến hóa ra, chúng ta còn phàm lậu làm sao trừ được.

Vua ma nghe phán như vậy lại hỏi : - Thế thì làm thế nào gỡ ra ?  Vua Trời nói kệ :

Nhược nhơn địa đảo, Hoàn nhơn địa khởi. Ly địa cầu khởi, Chung vô kỳ lý.

Dịch : Nếu nhơn đất ngã, Phải nhờ đất dậy. lìa đất muốn dậy, Trọn không lý ấy.

Vua ma nhận lời dạy, rời khỏi cung Trời trở về chỗ Ngài Ưu-Ba-Cúc-Đa chí thành lễ tạ sám hối. Ngài bảo: -Thánh trước dạy ta hàng phục ngươi. Tuy vậy, nếu ngươi biết cải thiện là được thờ phụng Phật, khỏi sa vào đường dữ. Vua ma nghe dạy vui vẻ thưa: - Tôn-giả vì con làm lợi ích lớn, cúi xin Tôn- giả cởi vòng thây thúi dùm con . - Ngài dạy:-Vậy ngươi phải quỳ gối chấp tay tự xướng ba lần quy-y tam bảo đi. Vua ma quỳ gối chấp tay xướng ba lần quy-y tam bảo xong, thì vòng thây thúi biến mất. Vua ma vui mừng nhảy nhót đảnh lễ Ngài nói kệ:

Khể thủ tam muội tôn, Thập lực đại từ túc. Ngã kim nguyện hồi hướng, Vật linh hữu liệt nhược.

Dịch : Cúi lạy chánh-định tột, Đủ mười lực đại từ. Nay con xin hồi hướng, Chớ còn tánh yếu hèn.

Sau khi quy-y tam bảo xong, Ngài bảo vua ma: - Xưa ngươi thường thấy Như-Lai, giờ đây hiện thử cho ta xem.

Vua ma thưa: - Hiện việc xưa không khó, chỉ xin Tôn-giả trông thấy đừng lễ. Vua ma liền vào rừng ẩn mất. Chốc lát bỗng thấy Phật từ mé rừng đi ra oai nghi nghiêm chỉnh, theo sau đoàn Tỳ-kheo 1250 vị. Ngài vừa trông thấy, bất giác cúi mình đảnh lễ . Ma hoảng kinh biế n mất. Lúc hóa đạ o, mỗi khi giáo hóa một người thâm ngộ Phật-pháp Ngài để vào thất đá một thẻ tre. Ngôi thất ấy bề dài 18 thước tay bề ngang 12 thước tay. Thế mà một thời gian thẻ tre đầy khắp cả thất. Sau cùng, Ngài độ ông Hương-Chúng con một vị trưởng giả và truyền chánh pháp lại cho ông nầ y. Nhơn thân phụ ông Hương-Chúng mộng thấ y mặt trời vàng xuất hi ện trong nhà, nên Ngài đổi hi ệu là Đề-Đa -Ca. Đã có người kế thế và nhơn duyên hóa đạo đã xong. Ngài từ bi ệt đại chúng, Ngồi kiết già thị-tịch. Đề-Đa-Ca và môn đệ mở cửa thất đá lấy thẻ tre làm vật liệu thiêu Ngài., thiêu xong lượm xá-lợi xây tháp cúng dường .


Xem thêm:
Đọc thêm..

Phật pháp ứng dụng Đức Phật Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp

Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia

Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ,cùng nhau thầm bàn (sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của nó). Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói:

─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới.

Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình.

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục.

Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng,ngài li ền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta). Một hôm, nhơn nghe trong hư không có tiếng bảo:

─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo.

Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật. Phật bảo:

─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi.

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:

─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi. Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi. Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay c ầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu ). Phật bảo :

─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhi ệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp :

Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.

Ngài già yếu, Phật nhiều lần khuyên:

─ Ca-Diếp tuổi đã già, nên ở một chổ nhận những thức cúng dường của thí chủ, chớ đi khất thực nhọc nhằn.

Ngài bạch Phật :

─    Con tuy già yếu, song không dám ở một chổ thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì sợ e sau này, các Tỳ kheo đời sau sẽ nói :

─    Đệ tử lớn của Phật trước kia vẫn ở một chỗ thọ sự cúng dường, rồi họ sanh phóng túng.

Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng Sa-La, thì ngài đang ở trong động Tất-Bát-La (SthaviRa) trên núi Kỳ-Xà-Quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-Thi-Na. Đến nơi, đã để Phật vào kim-quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim-quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim-quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi thiêu thân Phật xong,ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo:

─ Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau.

Ngài bèn nói kệ :

Như-Lai đệ tử

Thả mạc Niết-bàn Đắc thần thông giả Đương phó kiết tập

Dịch:

Đệ tử Như-Lai Chớ vội Niết-bàn

Người được thần thông Nên đến kiết tập .

Thế là, sau Phậ t Niết-bàn 7 ngày, Ngài triệu tập 500 vị đại A-La-Hán tụ hợp tại núi Kỳ-Xà-Quật, trong động Tất-Bát-La kiết tập. Chỉ có tôn giả A-Nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu, Tôn-giả A-Nan buồn bả, suốt đêm chuyên tâm thiền-định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-La-Hán .

Sau đó,tôn giả được mời dự hội. Ngài thưa toàn chúng:

─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận . Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan-hỷ chấp thuận.

Hội kiết-tập nầy, Ngài là chủ-tịch. Sau cuộc kiết t ập đã viên mãn, nhơn duyên độ sanh đã xong xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi tôn giả A-Nan đến bảo:

─ Khi Như-Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt.

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợ i đến Phậ t Di-Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê-Túc nhập định. Liền đó, Ngài đi từ giả vua A-Xà-Thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê-Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định


Xem thêm:

Đức Phật Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)


Phật pháp ứng dụng Đức Phật Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp

Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia

Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ,cùng nhau thầm bàn (sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của nó). Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói:

─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới.

Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình.

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục.

Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng,ngài li ền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta). Một hôm, nhơn nghe trong hư không có tiếng bảo:

─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo.

Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật. Phật bảo:

─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi.

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:

─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi. Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi. Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay c ầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu ). Phật bảo :

─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhi ệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp :

Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.

Ngài già yếu, Phật nhiều lần khuyên:

─ Ca-Diếp tuổi đã già, nên ở một chổ nhận những thức cúng dường của thí chủ, chớ đi khất thực nhọc nhằn.

Ngài bạch Phật :

─    Con tuy già yếu, song không dám ở một chổ thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì sợ e sau này, các Tỳ kheo đời sau sẽ nói :

─    Đệ tử lớn của Phật trước kia vẫn ở một chỗ thọ sự cúng dường, rồi họ sanh phóng túng.

Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng Sa-La, thì ngài đang ở trong động Tất-Bát-La (SthaviRa) trên núi Kỳ-Xà-Quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-Thi-Na. Đến nơi, đã để Phật vào kim-quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim-quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim-quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi thiêu thân Phật xong,ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo:

─ Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau.

Ngài bèn nói kệ :

Như-Lai đệ tử

Thả mạc Niết-bàn Đắc thần thông giả Đương phó kiết tập

Dịch:

Đệ tử Như-Lai Chớ vội Niết-bàn

Người được thần thông Nên đến kiết tập .

Thế là, sau Phậ t Niết-bàn 7 ngày, Ngài triệu tập 500 vị đại A-La-Hán tụ hợp tại núi Kỳ-Xà-Quật, trong động Tất-Bát-La kiết tập. Chỉ có tôn giả A-Nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu, Tôn-giả A-Nan buồn bả, suốt đêm chuyên tâm thiền-định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-La-Hán .

Sau đó,tôn giả được mời dự hội. Ngài thưa toàn chúng:

─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận . Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan-hỷ chấp thuận.

Hội kiết-tập nầy, Ngài là chủ-tịch. Sau cuộc kiết t ập đã viên mãn, nhơn duyên độ sanh đã xong xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi tôn giả A-Nan đến bảo:

─ Khi Như-Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt.

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợ i đến Phậ t Di-Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê-Túc nhập định. Liền đó, Ngài đi từ giả vua A-Xà-Thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê-Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định


Xem thêm:
Đọc thêm..